Vận dụng thời cơ Adolf_Hitler

Hủy bỏ Hòa ước Versailles

Bài chi tiết: Hòa ước Versailles

Vì việc Đồng Minh áp đặt Hòa ước Versailles lên nước Đức, Đức trở thành một quốc gia bị chia rẽ. Phe bảo thủ không chấp nhận cả hòa ước lẫn nền hòa bình lẫn chế độ cộng hòa đã phê chuẩn hòa ước. Về lâu về dài, quân đội cũng thế. Adolf Hitler đã nhận ra thực lực của làn sóng quốc gia chống dân chủ, chống nền cộng hòa còn non trẻ. Ông bắt đầu nương theo làn sóng ấy mà tiến lên. Những diễn biến thời cuộc giúp Hitler thêm lợi thế, nhất là việc đồng Mark mất giá và việc Pháp chiếm đóng vùng sông Rhur. Chính giai đoạn này là cơ hội trời cho đối với Hitler.

Cơn suy thoái kinh tế lan khắp thế giới vào cuối năm 1929 tạo cho Adolf Hitler một cơ hội, và ông khai thác tận lực. Trong chiến dịch vận động cuồng loạn cho cuộc tổng tuyển cử ngày 14 tháng 9 năm 1930, Hitler hứa hẹn với hàng triệu người đang bất mãn rằng ông sẽ làm cho nước Đức hùng mạnh trở lại, từ chối việc trả bồi thường chiến tranh, chối bỏ Hòa ước Versailles, quét sạch tham nhũng, triệt hạ những trùm tài phiệt (đặc biệt nếu họ là người Do Thái), và đảm bảo mỗi người Đức đều có việc làm và bánh mỳ. Đối với những người đang đói kém mong cho cuộc sống bớt khổ và cũng đang tìm kiếm niềm tin mới, lời hứa như thế nghe thật hấp dẫn. Đảng Quốc xã chiếm 107 ghế, từ vị trí thứ chín và là đảng nhỏ nhất trong Nghị viện nhảy lên thành đảng lớn thứ nhì. Từ đầu năm 1930, chiến dịch tuyên truyền của Quốc xã đã có hiệu lực đối với Quân đội Đức, đặc biệt là trong số sĩ quan trẻ. Họ cảm thấy thu hút vì tinh thần quốc gia cực đoan của Hitler, và cũng vì viễn tượng mà ông vẽ ra: tái lập Quân đội trở lại thời vinh quang và hùng mạnh. Lúc ấy, sĩ quan sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến, không phải bị gò bó trong lực lượng nhỏ bé như bây giờ.

Ngày 30 tháng 1 năm 1937, Hitler đọc diễn văn trước Nghị viện, tuyên bố "rút chữ ký của Đức" ra khỏi Hòa ước Versailles.

Nước cờ mạo hiểm ở Rheinland

Sáng 7 tháng 3 năm 1936, một lực lượng nhỏ của Đức đi qua các cầu sông Rhein và tiến vào khu phi quân sự Rheinland. Lực lượng Pháp đang hiện diện trong vùng có thể bắn quân Đức tan tành và hầu như chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho Hitler. Nhưng Hitler dám đánh nước cờ mạo hiểm là do Pháp lưỡng lự và Anh mềm yếu. Nước cờ này mang đến cho Hitler một thắng lợi to tát hơn và có tính quyết định hơn là những gì ta hiểu lúc đầu. Trong nước, Hitler củng cố vị thế và quyền lực, đưa ông lên tầm cao chưa có nhà lãnh đạo Đức nào trong quá khứ đạt được. Ngày 7 tháng 3 năm 1936, Hitler giải tán Nghị viện, tổ chức "bầu cử" mới và trưng cầu dân ý về việc Đức chiếm Rheinland. Theo số liệu chính thức, 99% cử tri đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý, và 98,8% chấp thuận hành động của Hitler. Ngay cả với yếu tố khủng bố của mật vụ, vẫn còn có tỷ lệ áp đảo người Đức ủng hộ Hitler.

Thắng lợi cũng đảm bảo Hitler vượt lên trên tướng lĩnh, những người đã lưỡng lự và nhụt chí vào thời điểm khủng hoảng trong khi ông vẫn kiên quyết. Thắng lợi cũng cho Hitler thấy rằng trong chính sách ngoại giao và ngay cả trong sự vụ quân bị, Hitler có óc phán đoán cao hơn tướng lĩnh. Họ đã sợ Pháp sẽ chống trả; Hitler thì biết rõ hơn. Tuy chỉ là một chiến dịch quân sự nhỏ nhoi, việc chiếm đóng Rheiland là một bước ngoặt quan trọng. Vị thế chiến lược của mỗi bên đã thay đổi hẳn sau khi ba tiểu đoàn của Đức đi qua các cầu sông Rhein mà các sư đoàn của Pháp không có động thái gì.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Adolf_Hitler http://www.hrb.at/?path=languages/english/body.php //nla.gov.au/anbd.aut-an35198137 http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F048732.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/267992 http://ew.com/article/1993/06/11/how-hitler-lost-w... http://www.foxnews.com/story/2003/10/17/documents-... http://www.nytimes.com/2002/01/13/weekinreview/wor... http://www.questia.com/library/1G1-21238666/mein-d... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,7... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,7...